Cục máu đông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách khắc phục?

Cục máu đông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách khắc phục?

Cục máu đông là nhân tố giúp cầm máu, giảm thiểu tối đa sự mất máu khi cơ thể không may bị thương chảy máu. Tuy nhiên, sự hình thành cục máu đông trong một số trường hợp lại dẫn đến những hệ lụy sức khỏe đáng báo động.

Cục máu đông là gì?

Cục máu đông có hình dạng như khối thạch giống như máu xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể: chân, tay, các động mạch, tĩnh mạch, phổi, bụng…

Cục máu đông có tác dụng cầm máu khi cơ thể bị thương hoặc chảy máu giúp cơ thể không bị mất máu quá nhiều. Sau khi vết thương lành, các cục máu đông đa số tự vỡ và biến mất.

Hệ quả của việc tồn tại lâu cục máu đông trong cơ thể?

Một số trường hợp đặc biệt, do cơ thể không có khả năng tự giải quyết các cục máu đông nên dễ dẫn đến nguy cơ chúng được hình thành ở bên trong mạch máu. Tích tụ lâu dần sẽ gây nên nguy cơ ách tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…

Ngoài ra, số ít các trường hợp các cục máu đông cũng có thể đến một số bộ phận khác trong cơ thể như: thận, ruột và mắt…

Nguyên nhân hình thành cục máu đông

Sự tiếp xúc giữa dòng máu với các chất ở thành mạch máu hoặc trên da. Đây cũng là biểu hiện khi thành mạch máu vỡ, bề mặt da bị tổn thương.

Sự hình thành của các mảng xơ vữa trong các động mạch cũng là yếu tố làm xuất hiện các cục máu đông thường gặp. Khi các mảng xơ vữa không may bị bong ra sẽ làm cho quá trình đông máu bị kích hoạt.

Khi cơ thể có sự xuất hiện của dòng máu chảy một cách bất thường, sự rung tâm nhĩ cùng với huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ dẫn đến sự hình thành cục máu đông do có sự di chuyển chậm của máu.

Các dấu hiệu nhận biết cục máu đông trong cơ thể

Thời gian đầu, bệnh lý này sẽ không có bất cứ biểu hiện nhận biết nào. Chỉ khi có sự tăng đột biến của số lượng cục máu đông hoặc ngăn cản lưu lượng máu thì cơ thể sẽ bộc lộ một số dấu hiệu sau:

Chân hoặc tay bị lạnh mặc dù không phải mùa đông.

Cơ thể người bệnh luôn luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi.

Sự suy yếu yếu của các chi bị ảnh hưởng.

Vùng da có xuất hiện cục máu đông sẽ bị thay đổi màu.

Đau đầu và tê nhức vùng tay, chân là một trong những biểu hiện thường gặp.

 

cục máu đông

Cơ chế hình thành cục máu đông

Quá trình hình thành cục máu đông trải qua các bước: co mạch => hình thành nút tiểu cầu =>đông máu => tan cục máu đông hoặc phát triển mô xơ trong cục máu đông để đóng kín vết thương.

Khi thành trong của mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu sẽ lập tức được huy động đến đó, tạo nên nút tiểu cầu để hình thành cục máu đông. Các yếu tố đông máu sẽ được kích hoạt để thực hiện một chuỗi các phản ứng sản sinh sợi huyết (sợi fibrin), tạo ra một mạng lưới vững chắc để ngăn dòng máu rò rỉ ra ngoài lòng mạch.

Đồng thời, hệ thống miễn dịch trong cơ thể cũng được huy động đến để dọn dẹp ổ viêm, làm lành các mô bị hư tổn. Cục máu đông có thể bị bong ra và “chu du” theo các mạch máu đến mọi cơ quan trong cơ thể, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Điều trị cục máu đông

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu hoặc các thuốc làm vô hiệu hóa một hoặc nhiều các yếu tố đông máu khác để làm tan cục máu đông và dự phòng tái phát.

Trong những trường hợp cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu đe dọa tới tính mạng và sử dụng thuốc không thể giải quyết vấn đề thì can thiệp thông mạch sẽ được chỉ định để loại bỏ cục máu đông và khơi thông lòng mạch.

Tham khảo sản phẩm điều trị tan cục máu đông tại   ĐÂY


NABIHERBS – PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM CỦA NABIO PHARMA

Địa chỉ: 120B, đường Bến Vân Đồn, phường 9, quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Tel: 0904837738

Email: info@nabiherbs.com.vn

Facebook: Nabiherbs Store | Ho Chi Minh City | Facebook

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận